Mẹ bầu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Nuôi dạy bé
  • Trước có thai
  • Thai kỳ
  • Tin tức
  • Xe Limousine
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Nuôi dạy bé
  • Trước có thai
  • Thai kỳ
  • Tin tức
  • Xe Limousine
No Result
View All Result
Mẹ bầu
No Result
View All Result
Home Tin tức

Bà bầu bị đau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Thuy Ding by Thuy Ding
14 Tháng Một, 2021
in Tin tức
0
Bà bầu bị đau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bà bầu bị đau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

0
SHARES
96
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bà bầu bị đau đầu là hiện tượng phổ biến có thể gặp phải trong thời gian 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Những cơn đau này gây ra cảm giác khó chịu và khiến mẹ bầu mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, nếu đau đầu kéo dài còn tác động trực tiếp đến sức khỏe em bé trong bụng.

Danh mục

  • Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu
  • Bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm không?
  • Bà bầu bị đau đầu điều trị như thế nào?
    • Massage
    • Uống đủ nước mỗi ngày
    • Chườm nóng/lạnh
  • Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ bà bầu bị đau đầu?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu

Ngay khi có dấu hiệu mang thai, cơ thể phụ nữ bắt đầu có những thay đổi về nồng độ hormone, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng khác nhau, đau đầu là một trong số đó. Theo thống kê thì có hơn 80% phụ nữ bị đau đầu trong thời gian thai kỳ. 

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể chưa thích nghi với sự thay đổi, do đó các bà bầu bị nhức đầu trong giai đoạn này chiếm gần 60% trên tổng số trường hợp. Ở những tháng cuối của thai kỳ có thể do trọng lượng của thai nhi tăng lên rõ rệt làm ảnh hưởng quá trình lưu thông máu lên não và hệ thần kinh nên dẫn đến triệu chứng đau đầu ở các mẹ bầu.

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân chính gây nên triệu chứng đau đầu ở mẹ bầu
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân chính gây nên triệu chứng đau đầu ở mẹ bầu

Bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm không?

Đa phần các bà bầu chỉ bị đau đầu mà không kèm theo triệu chứng bất thường nào khác. Tuy nhiên các mẹ bầu vẫn phải hết sức chú ý, trong thời kỳ thai nhi được 24 – 26 tuần, hội chứng bệnh lý tiền sản giật xuất hiện nửa sau thai kỳ là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau đầu. Do đó nếu bà bầu bị đau đầu kèm những triệu chứng khác bất thường như tiểu buốt tiểu rắt, tiểu nhiều, tiểu ít, tiểu sẫm màu hoặc nhìn mờ,… thì bà bầu cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Cụ thể như sau:

  • Tình trạng đau đầu kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, đau đột ngột khi đang ngủ.
  • Đau đầu kèm theo các biểu hiện như rối loạn thị giác, đau cứng cổ, sốt cao, đau vùng dưới xương sườn, đau bụng trên…
  • Phù nề các vị trí như mặt, tay và chân.
  • Tăng cân đột ngột không rõ nguyên do.
Nếu đau đầu kèm những triệu chứng khác bất thường thì bà bầu cần đi khám ngay để kiểm tra
Nếu đau đầu kèm những triệu chứng khác bất thường thì bà bầu cần đi khám ngay để kiểm tra

Bà bầu bị đau đầu điều trị như thế nào?

Các bà bầu hãy thử áp dụng một số phương pháp sau đây để giảm thiểu cơn đau đầu trong thời gian thai kỳ:

Massage

Khi bị đau đầu bà bầu bị đau đầu buồn nôn nên massage nhẹ nhàng vùng vai gáy, lưng cổ để giảm bớt những cơn đau. Có thể dùng kết hợp với dầu khuynh diệp để đạt hiệu quả tốt hơn.

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước là biện pháp vô cùng quan trọng trong việc điều trị đau đầu ở bà bầu. Nước là thành phần thiết yếu trong quá trình vận chuyển những khoáng chất quan trọng và lưu thông máu trong cơ thể. Hơn nữa, nước còn cung cấp calo cho cơ thể bằng cách điều chỉnh cân bằng các protein, enzyme và vitamin trong cơ thể.

 Mẹ bầu uống đủ nước, bổ sung thêm nước hoa quả mỗi ngày giúp giảm thiểu cơn đau
 Mẹ bầu uống đủ nước, bổ sung thêm nước hoa quả mỗi ngày giúp giảm thiểu cơn đau

Chườm nóng/lạnh

Chườm lạnh hay nóng đều có tác dụng giảm đau cho bà bầu. Chườm nóng có tác dụng làm các mạch máu được giãn nở, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu lên não từ đó giúp làm giảm đi các cơn đau. Ngoài ra, tắm bằng nước ấm cũng là biện pháp giảm đau, tuy nhiên bạn không nên tắm với nước quá nóng và trong một khoảng thời gian dài.

Chườm lạnh cũng có hiệu quả khi bà bầu bị đau đầu do các mạch máu giãn rộng. Việc chườm lạnh trên trán sẽ làm co nho mô cơ, thắt chặt mạch máu từ đó giúp làm giảm đau đầu.

Các mẹ bầu bị đau đầu cần lưu ý rằng, tuyệt đối không tự ý uống các loại thuốc để giảm đau kể cả có nguồn gốc thiên nhiên. Bởi có một số loại thuốc sẽ gây nguy hiểm cho em bé trong bụng. Nếu đau dữ dội, kéo dài không thể giảm đau bằng các biện pháp trên thì bà bầu cần đi khám ngay để có những phương pháp điều trị tốt nhất.  

Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì để mẹ tròn con vuông?

Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ bà bầu bị đau đầu?

Đau đầu khi mang bầu có thể một phần là do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể của người phụ nữ, tuy nhiên nếu tạo lập thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học cũng giúp mẹ bầu giảm thiểu được phần nào đó các cơn đau. Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ bà bầu bị đau đầu chóng mặt đó là:

  • Hạn chế việc thức đêm, mất ngủ và dậy quá muộn, đồng thời nên bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Uống đủ nước và uống bổ sung thêm nước hoa quả tránh sự thiếu hụt nước trong cơ thể nhằm hạn chế tình trạng đau đầu khi mang thai.
  • Không nên để bà bầu bị đói quá vì điều này có thể làm giảm đường huyết dẫn tới đau đầu.
  • Tránh ăn quá nhiều các thực phẩm như socola, pho mát, sữa chua, thịt đóng hộp… và các loại rượu, cà  phê, nước ép có chất bảo quản, đồ uống có ga,… trong thời gian thai kỳ. 
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh, bực bội kéo dài lâu.
Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé
Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé

Bà bầu bị đau đầu là triệu chứng thường thấy trong thời kỳ mang thai, bằng những cách thức chữa trị tự nhiên và lối sống khoa học bạn có thể giảm thiểu những cơn đau đầu này. Tuy nhiên nếu đau đầu kéo dài, không thuyên giảm kèm theo những biểu hiện khác thường mẹ bầu nên đi khám để được bác sỹ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, tránh nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.

CẨM NANG MẸ BẦU

Previous Post

DHA là gì? Có trong thực phẩm nào? Những lưu ý bổ sung khi mang thai

Next Post

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quả gì để an toàn cho thai nhi?

Thuy Ding

Thuy Ding

Related Posts

Các loại vitamin cho bà bầu và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ
Tin tức

Các loại vitamin cho bà bầu và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ

by Thuy Ding
29 Tháng Một, 2021
Tại sao khi quan hệ con gái lại mệt? làm sao để không mệt khi quan hệ
Tin tức

Tại sao khi quan hệ con gái lại mệt? làm sao để không mệt khi quan hệ

by hetkinboy
1 Tháng Sáu, 2022
Next Post
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quả gì để an toàn cho thai nhi?

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quả gì để an toàn cho thai nhi?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Premium Content

Acid folic là gì?

Acid folic là gì? Tác dụng ra sao, có trong thực phẩm nào?

16 Tháng Một, 2021
Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì và lời giải đáp từ chuyên gia

Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để vào con và giải đáp từ chuyên gia

25 Tháng Năm, 2022
Bà bầu bị đau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bà bầu bị đau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

14 Tháng Một, 2021

Browse by Category

  • Dinh dưỡng thai kỳ
  • Hiếm muộn
  • Thai kỳ
  • Tin tức
  • Trước có thai

Browse by Tags

biểu hiện có bầu dấu hiệu có bầu Dấu hiệu mang thai
Mẹ bầu

Cung cấp thông tin hữu ích cho việc điều trị hiếm muộn, dĩnh dưỡng trước khi có thai, dinh dưỡng từng thời kỳ

Categories

  • Dinh dưỡng thai kỳ
  • Hiếm muộn
  • Thai kỳ
  • Tin tức
  • Trước có thai
Guestbook

Tag

biểu hiện có bầu dấu hiệu có bầu Dấu hiệu mang thai

Tin mới

  • Các loại vitamin cho bà bầu và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ
  • Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quả gì để an toàn cho thai nhi?
  • Bà bầu bị đau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Nuôi dạy bé
  • Trước có thai
  • Thai kỳ
  • Tin tức
  • Xe Limousine