Mẹ bầu
Advertisement
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hiếm muộn
  • Trước có thai
  • Thai kỳ
  • Tin tức
  • Đọc truyện
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hiếm muộn
  • Trước có thai
  • Thai kỳ
  • Tin tức
  • Đọc truyện
No Result
View All Result
Mẹ bầu
No Result
View All Result
Home Thai kỳ Dinh dưỡng thai kỳ

Các loại vitamin cho bà bầu và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ

Thuy Ding by Thuy Ding
29 Tháng Một, 2021
in Dinh dưỡng thai kỳ, Tin tức
0
Các loại vitamin cho bà bầu và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ
0
SHARES
24
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Phụ nữ mang thai có nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cao hơn so với lúc bình thường. Các vitamin và khoáng chất là các thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng không thể thiếu của phụ nữ mang thai. Vì vậy, việc hiểu biết đúng về các loại vitamin cho bà bầu và khoáng chất cần thiết cũng như cách bổ sung hợp lý cho mẹ bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh là vô cùng cần thiết. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin đầy đủ hơn về vấn đề này nhé.

Danh mục

  • 1. Các vitamin cho bà bầu và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ
    • Canxi
    • Acid folic
    • Vitamin A
    • Vitamin D
    • Vitamin B1
    • Vitamin B2
    • Sắt
    • I-ốt
    • Kẽm
    • Vitamin C
  • 2. Những lưu ý về chế độ ăn khi mang thai

1. Các vitamin cho bà bầu và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ

Khi còn trong bụng, dinh dưỡng của bé nhận được phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của người mẹ. Mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt khoa học sẽ giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh,  đồng thời mẹ cũng có sức đề kháng tốt hơn trong suốt thai kỳ và giúp mẹ đủ sức cho quá trình sinh nở cũng như phục hồi sau sinh. Khi mang thai nhu cầu các vitamin cho bà bầu và khoáng chất tăng lên vì vậy mẹ cần bổ sung đầy đủ. Dưới đây là một số vitamin và các khoáng chất thiết yếu trong quá trình mang thai.

Canxi

Canxi cần thiết cho việc hình thành xương và răng của thai nhi. Nhu cầu canxi ở phụ nữ mang thai cần khoảng 800- 1000mg/ ngày. Ngoài việc mẹ bổ sung canxi qua chế độ ăn, còn có thể sử dụng thêm sữa bầu hoặc các viên uống canxi. Tuy nhiên nên có sự chỉ định của bác sĩ để bổ sung đúng liều lượng cần thiết.

  • Canxi có nhiều trong cua, cá,  tôm, đậu, phomai…
Canxi cần thiết cho việc hình thành xương và răng của thai nhi - vitamin cho bà bầu
Canxi cần thiết cho việc hình thành xương và răng của thai nhi

Acid folic

Acid folic hay còn được biết đến là B9 là vitamin cho bà bầu rất cần thiết cho việc hình thành hệ thần kinh và ống thần kinh của thai nhi trong quá trình phát triển. Trước khi mang thai mẹ 3 tháng và 3 tháng đầu của thai kỳ,mẹ nên bổ sung khoảng 400mcg Acid folic/ngày.

  • Acid folic có nhiều trong các loại rau cải có màu xanh đậm, gan, mầm lúa mì, men, lòng đỏ trứng, nước cam,… 
Acid folic là vitamin cho bà bầu quan trọng
Acid folic có nhiều trong  các loại rau cải có màu xanh đạm, gan, mầm lúa mì, men

Vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng trong cơ thể cần cho sự biệt hóa biểu mô và bảo vệ sự toàn vẹn biểu mô. Bên cạnh đó nó còn cần thiết cho sự tăng trưởng, tăng cường hệ miễn dịch và có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thị giác. Thiếu loại vitamin cho bà bầu này có thể gây khô mắt, tổn thương giác mạc và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời. 

Bên cạnh đó, nếu dư thừa vitamin A cũng có thể gây ra các hậu quả như viêm da, ngứa ngáy, chán ăn,… đặc biệt nếu mẹ bổ sung vitamin A không đúng cách có thể gây nên các dị tật hoa tai nhi. Do đó, không được bổ sung vitamin A một cách bừa bãi mà phải tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. chuyên khoa. Phụ nữ mang thai có chế độ dinh dưỡng đảm bảo bổ sung đủ vitamin A qua thức ăn khoảng 800 mcg/ngày thì không cần bổ sung thêm bằng thuốc. 

  • Vitamin A có rất nhiều trong bơ, sữa, dầu gan cá, lòng đỏ trứng. 
  • Các loại rau củ quả như bí ngô, cà rốt, bí, gấc, rau ngót, cà chua, rau ngót,…có chứa tiền vitamin A là caroten, khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
Phụ nữ mang thai có chế độ dinh dưỡng đảm bảo bổ sung đủ vitamin A mỗi ngày
Phụ nữ mang thai có chế độ dinh dưỡng đảm bảo bổ sung đủ vitamin A mỗi ngày

Vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thu các khoáng chất như photpho, canxi và thúc đẩy quá trình hình thành xương. Thiếu vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương ngay khi còn trong bụng mẹ hoặc có thể trẻ sinh ra bình thường nhưng thóp lâu liền. Tuy nhiên nếu dư thừa vitamin D cũng gây ra nhiều hậu quả như dị tật bào thai, tăng canxi huyết, tổn thương thận. Nhu cầu vitamin D ở phụ nữ mang thai khoảng 10mcg/ngày. 

  • Vitamin cho bà bầu này có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng cá, sữa, phomai hoặc các thực phẩm chức năng chứa vitamin D. 
  • Ngoài ra, trên da người có các tiền vitamin D, khi tiếp xúc với tia UV sẽ chuyển hóa thành vitamin D có hoạt tính.
Vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng cá, sữa, phomai
Vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng cá, sữa, phomai

Vitamin B1

Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucid. Nhu cầu vitamin B1 tăng theo lượng glucid mẹ bầu ăn vào và cần bổ sung vitamin B1 để tránh nguy cơ bị phù nề. Khi mang thai mẹ bầu cần khoảng khoảng 0,6mg/1000 kcal.

  • Vitamin này có nhiều trong cám gạo, lúa mì, mầm men bia, hạt ngũ cốc, quả hạch, thịt heo, gà, bò…
  • Các loại hạt cần vitamin B1 dự trữ cho quá trình nảy mầm. Vì thế, gạo không bị xay xát quá trắng, và các loại ngũ cốc chính là nguồn cung cấp dồi dào vitamin B1.

Vitamin B2

Vitamin B2 có vai trò cho quá trình tạo máu, thúc đẩy phát triển chiều cao, hỗ trợ thị giác và quá trình hình thành phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Một số nghiên cứu cũng chứng minh  rằng thiếu vitamin B2 mẹ bầu sẽ tăng nguy cơ bị tiền sản giật. Phụ nữ mang thai cần khoảng 1,4 mg/ngày đối với vitamin cho bà bầu cần thiết này.

  • Nguồn cung cấp Vitamin B2 có nhiều trong bánh mì, sữa, các loại rau, đậu…
Vitamin B2 có vai trò cho quá trình tạo máu, thúc đẩy phát triển chiều cao
Vitamin B2 có vai trò cho quá trình tạo máu, thúc đẩy phát triển chiều cao

Sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong suốt thời kỳ mang thai, cần thiết cho quá trình tạo máu và tạo nhân của tế bào. Phụ nữ mang thai thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng lớn tới quá trình vận chuyển oxy của cả mẹ và thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, gây cảm giác không ngon miệng… Phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 60mg/ngày trong suốt thai kỳ và sau sinh 1 tháng.

  • Sắt có nhiều trong cá, thịt, lòng đỏ trứng, các loại nhuyễn thể như ngao, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại rau có lá màu xanh đậm, bí ngô, đặc biệt là tiết động vật.
Các loại thực phẩm giàu sắt
Các loại thực phẩm giàu sắt

I-ốt

Iốt là một vi chất rất cần thiết cho cơ thể, nó tham gia vào quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Thiếu iốt dễ dẫn tới bệnh bướu cổ, đần độn và tổn thương não. Phụ nữ mang thai nếu thiếu i-ốt có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu hay đẻ non. Thai nhi khi sinh ra thể bị mắc khuyết tật bẩm sinh như nói ngọng, điếc câm, mắt lác, liệt tay, chân.  Phụ nữ mang thai nhu cầu iot khoảng 175- 200mcg mỗi ngày. 

  • Nguồn thực phẩm dồi dào i-ốt cung cấp tốt nhất là các thức ăn từ biển như tôm, cua, cá, rong biển… 
  • Mẹ bầu cần sử dụng thêm muối iot để bổ sung nếu bị thiếu nhiều.

Kẽm

Bổ sung kẽm rất cần thiết cho quá trình hình thành, sửa chữa và hoàn thiện các chức năng của AND. Nếu thiếu kẽm sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, sinh non, sẩy thai, sinh thai già tháng hoặc nhiễm độc thai kỳ, thai nhi sinh ra không bình thường. Mỗi ngày phụ nữ mang thai cần khoảng 15mg. 

  • Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, tôm cua, sò, ốc, hàu…
Bổ sung kẽm rất cần thiết cho quá trình hình thành, sửa chữa và hoàn thiện các chức năng của ADN

Vitamin C

Vitamin C đóng vai trò như là một chất khử trong các phản ứng thành lập collagen, giúp vết thương mau lành, hỗ trợ hấp thụ sắt, làm tăng sức đề kháng, nhờ đó giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thiếu sắt thiếu máu. Thiếu vitamin C dễ bị bệnh scorbut với các biểu hiện là viêm nướu, răng dễ rụng, xuất huyết, sưng khớp.

Nhu cầu bổ sung vitamin cho bà bầu hằng ngày sẽ  tăng khi nhiễm khuẩn, có thai hay cho con bú…Với phụ nữ có thai cần khoảng 80mg/ ngày và đối với bà mẹ đang cho con bú là 100mg/ngày.

  • Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam như chanh, bưởi, cam cà chua các loại rau tươi. 
  • Uống thêm viên multivitamin theo hướng dẫn cả bác sĩ, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất.

2. Những lưu ý về chế độ ăn khi mang thai

  • Phụ nữ có thai không nên kiêng khem thái quá. Chế độ ăn cần đa dạng, phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
  • Tránh các loại thực phẩm có tính kích thích, các thực phẩm gia vị cay nóng. 
  • Nên chọn các loại thực phẩm tươi, sống, sạch có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chế độ ăn của phụ nữ mang thai cần đa dạng, phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn của phụ nữ mang thai cần đa dạng, phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng trong quá trình mang thai có vai trò hết sức quan trọng là tiền đề để sinh ra những em bé khỏe mạnh và thông minh. Hy vọng thông tin về vitamin cho bà bầu và khoáng chất cần thiết sẽ giúp ích cho những bà mẹ đang mang thai và chuẩn bị mang thai, hiểu biết đúng về chế độ dinh dưỡng thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong bụng.

Cẩm Nang Mẹ Bầu

Previous Post

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quả gì để an toàn cho thai nhi?

Thuy Ding

Thuy Ding

Related Posts

Bà bầu bị đau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Tin tức

Bà bầu bị đau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

by Thuy Ding
14 Tháng Một, 2021
DHA là gì
Dinh dưỡng thai kỳ

DHA là gì? Có trong thực phẩm nào? Những lưu ý bổ sung khi mang thai

by Thuy Ding
13 Tháng Một, 2021
Tại sao khi quan hệ con gái lại mệt? làm sao để không mệt khi quan hệ
Tin tức

Tại sao khi quan hệ con gái lại mệt? làm sao để không mệt khi quan hệ

by hetkinboy
12 Tháng Một, 2021
Acid folic là gì?
Dinh dưỡng thai kỳ

Acid folic là gì? Tác dụng ra sao, có trong thực phẩm nào?

by Thuy Ding
16 Tháng Một, 2021
https://mebau.edu.vn/bau-3-thang-cuoi-nen-an-gi/
Dinh dưỡng thai kỳ

Dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì để ăn thai, khỏe mạnh?

by Thuy Ding
11 Tháng Một, 2021

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Premium Content

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con lớn khỏe, thông minh?

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con lớn khỏe, thông minh?

16 Tháng Một, 2021
Quan hệ tình dục là gì? Những điều cần biết khi quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục là gì? Những điều cần biết khi quan hệ tình dục

9 Tháng Một, 2021
Acid folic là gì?

Acid folic là gì? Tác dụng ra sao, có trong thực phẩm nào?

16 Tháng Một, 2021

Browse by Category

  • Dinh dưỡng thai kỳ
  • Hiếm muộn
  • Thai kỳ
  • Tin tức
  • Trước có thai

Browse by Tags

biểu hiện có bầu dấu hiệu có bầu Dấu hiệu mang thai
Mẹ bầu

Cung cấp thông tin hữu ích cho việc điều trị hiếm muộn, dĩnh dưỡng trước khi có thai, dinh dưỡng từng thời kỳ

Categories

  • Dinh dưỡng thai kỳ
  • Hiếm muộn
  • Thai kỳ
  • Tin tức
  • Trước có thai
Guestbook

Tag

biểu hiện có bầu dấu hiệu có bầu Dấu hiệu mang thai

Tin mới

  • Các loại vitamin cho bà bầu và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ
  • Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quả gì để an toàn cho thai nhi?
  • Bà bầu bị đau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hiếm muộn
  • Trước có thai
  • Thai kỳ
  • Tin tức
  • Đọc truyện